Danh mục
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Lịch sử truyền thống
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Cơ quan Thường trực
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
  • Biên giới - Biển đảo
  • Bạn bè năm châu
  • Đối ngoại và hội nhập
  • Tri thức chuyên sâu
  • Video
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
Vufo.org.vn

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • +Tư liệu
    • Văn bản
    • Lịch sử truyền thống
  • Liên hệ
  • Copy link
  • Trang chủ
  • Đối ngoại và hội nhập
27/02/2025, 8:39 AM

Algeria kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, liên doanh liên kết

Phòng Thương mại và Công nghiệp Ghardaia (Algeria) kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, liên doanh liên kết sản xuất, chế biến hàng phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.

Người tiêu dùng Algeria tìm hiểu thông tin về sản phẩm Việt tại một gian hàng trưng bày. (Ảnh: Trung Khánh/TTXVN)

Người tiêu dùng Algeria tìm hiểu thông tin về sản phẩm Việt tại một gian hàng trưng bày. (Ảnh: Trung Khánh/TTXVN)

Nhằm thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Algeria nói chung và tỉnh Ghardaia nói riêng, Thương vụ Việt Nam tại Algeria đã có chương trình công tác tại tỉnh này từ ngày 22 đến ngày 25/2 và phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp địa phương tổ chức hội thảo giới thiệu tiềm năng hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước.

Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, tham dự sự kiện về phía tỉnh Ghardaia có ông Mukli Djamal, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp, lãnh đạo các phòng, ban, đại diện Hiệp hội các nhà công nghiệp, Phòng Nông nghiệp tỉnh và 15 doanh nghiệp địa phương hoạt động trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm, bao bì, logistics.

Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp cho biết Ghardaia là một tỉnh nằm ở miền Trung đất nước, cách thủ đô Algiers khoảng 600km, cũng là một trung tâm thương mại và công nghiệp.

Với dân số khoảng hơn 500.000 người, tỉnh có 2 khu công nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp thực phẩm, gỗ và giấy, luyện kim, cơ khí, điện, điện tử, thủy tinh, vật liệu xây dựng và dệt may.

Ghardaia còn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là 5 thành phố cổ nằm trong thung lũng M’zab đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Ghardaia kêu gọi các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, liên doanh liên kết sản xuất, chế biến hàng phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Tỉnh luôn sẵn sàng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài với nhiều chính sách ưu đãi về thuế và cho thuê đất công nghiệp, nhất là sau khi chính phủ Algeria ban hành Luật đầu tư mới vào năm 2022.

Phát biểu tại sự kiện, Tham tán thương mại Hoàng Đức Nhuận đã giới thiệu tóm tắt tình hình kinh tế, ngoại thương của Việt Nam và quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, trao đổi thương mại song phương ước đạt khoảng 220 triệu USD năm 2024. Những sản phẩm xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm càphê thô, hạt tiêu, hạt điều, cơm dừa, thủy sản, hóa chất.

Việt Nam nhập khẩu từ Algeria bột minh quyết (carobe powder), dược phẩm, quặng, giấy tái chế, thức ăn chăn nuôi, chân gà.

Trong lĩnh vực hợp tác đầu tư, liên doanh giữa Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam (PVEP), Công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí Thái Lan (PTTEP) và Tập đoàn Sonatrach của Algeria đi vào khai thác mỏ Bir Seba tại tỉnh Ouargla từ tháng 8/2015 tiếp tục hoạt động tốt với công suất khoảng 16.000 đến 18.000 thùng/ngày.

Bên cạnh lĩnh vực dầu khí, trong năm qua, một số đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã sang Algeria tìm kiếm cơ hội đầu tư, liên doanh liên kết trong lĩnh vực sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, xây dựng và cung ứng nguồn nhân lực.

Nhân dịp này, Thương vụ cũng giới thiệu một số sự kiện thương mại quốc tế tại Việt Nam như Lễ hội càphê Buôn Mê Thuột (tháng 3/2025), Vietnam Expo (tháng 4 và tháng 12), Viet Nam International Sourcing Expo 2025 (tháng 9), Vietnam Food Expo (tháng 11) và mời các cơ quan, doanh nghiệp Algeria tham dự.

Các doanh nghiệp tại địa phương bày tỏ quan tâm đến nhập khẩu cà phê thô, gia vị, gạo, hạt điều, đường, nguyên liệu nhựa, các mặt hàng thể thao từ Việt Nam và mong muốn xuất khẩu dầu ôliu, chà là, một số sản phẩm sữa, bơ thực vật margarine, thảm… sang Việt Nam, cũng như tìm kiếm đối tác trong các lĩnh vực sản xuất hàng dệt may, chế biến nông sản, sản xuất thiết bị làm lạnh, logistics và du lịch./.

Theo TTXVN

Tiêu điểm
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Tin đọc nhiều
1

Tạo điều kiện thuận lợi cho người gốc Việt sinh sống hợp pháp tại Campuchia

2

Việt Nam duy trì lập trường cân bằng, khách quan trong xung đột Nga-Ukraine

3

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam nhận Cờ thi đua dành cho tập thể dẫn đầu trong công tác đối ngoại nhân dân năm 2024

4

Truyền thông Trung Quốc đưa tin đậm nét về điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình

5

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội” về tội phạm mạng

Tin liên quan

Việt Nam và Kyrgyzstan hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

Việt Nam được đề cử làm Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS lần 35

Tổng Bí thư: Đưa quan hệ Việt Nam-New Zealand bước vào giai đoạn phát triển mới

Bế mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 sau hai ngày làm việc

Thủ tướng: Việt Nam đang nỗ lực nâng hạng theo đánh giá của S&P

Việt Nam cam kết thúc đẩy và bảo vệ quyền con người

Việt Nam tham dự phiên cấp cao của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Tăng cường đoàn kết, gia tăng hiệu quả hợp tác, kết nối Việt Nam-Lào-Campuchia

Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon sẽ thăm chính thức Việt Nam

Nâng cao hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Trụ sở: 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84.24. 3845 6303; Email: vufo.vufo@gmail.com
Bản quyền thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Top