Danh mục
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Lịch sử truyền thống
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Cơ quan Thường trực
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
  • Biên giới - Biển đảo
  • Bạn bè năm châu
  • Đối ngoại và hội nhập
  • Tri thức chuyên sâu
  • Video
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
Vufo.org.vn

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Tư liệu
    • Văn bản
    • Lịch sử truyền thống
  • Liên hệ
  • Copy link
  • Trang chủ
  • Biên giới - Biển đảo
23/07/2015, 4:08 PM

Biển Đông: Những gì đang diễn ra

(Vietpeace) Năm 2014, Biển Đông đã trở thành điểm nóng ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung với sự quan tâm và lo ngại của cộng đồng quốc tế trước việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam như đã được xác lập trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.


Hình ảnh cải tạo và xây dựng của Trung Quốc ở Bãi Đá Chữ Thập qua vệ tinh.
 
Cùng lúc với hành động đơn phương nói trên, Trung Quốc gấp rút tiến hành các hoạt động cải tạo, bồi lấp, mở rộng quy mô lớn các cấu trúc đảo, bãi đá mà Trung Quốc chiếm giữ ở Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam; xây dựng các công trình với quy mô lớn, hợp pháp hóa quản lý ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm, đang dẫn đến một cục diện an ninh mới ở khu vực, đe dọa trực tiếp an ninh của các nước khu vực, trong đó có Việt Nam. Trên thực địa, những hình ảnh theo dõi từ vệ tinh được chụp với thời điểm gần nhất cho thấy các hoạt động của hạm đội nạo vét của Trung Quốc đang san lấp thay đổi các cấu trúc tại Trường Sa ngày càng ráo riết và cũng đã đặt vũ khí (pháo tự hành) tại đây. Đến cuối tháng 6/2015, tổng diện tích mà Trung Quốc mở rộng trên 07 đảo và bãi đá lên tới trên 1200 ha, trong đó tổng diện tích của 03 bãi Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn là hơn 1100 ha.

Hành động của Trung Quốc đang đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải, hàng không ở khu vực, làm gia tăng nguy cơ đối đầu, đụng độ, xung đột trên diện rộng tại Biển Đông. Những thách thức và rủi ro là chưa thể lường hết!

Mục tiêu của Trung Quốc khi bồi đắp đảo quy mô lớn trên Biển Đông là nhằm: (1) khẳng định tuyên bố chủ quyền trên những vùng đảo trên Biển Đông; (2) biến những thực thể này vốn là những thực thể chìm trong lúc thủy triều cao thành những đảo có thể sinh sống được và có thể cho máy bay lên xuốngđể tạo cớ đòi hỏi các vùng biển như lãnh hải, thềm lục địa theo Công ước quốc tế về luật Biển và có thể tiến đến cụ thể hóa đường lưỡi bò rõ ràng hơn; (3) thiết lập được một loạt căn cứ dân sự và quân sự để kiểm soát Biển Đông một cách cụ thể, rõ ràng trên thực địa và có khả năng thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông như Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã ngang nhiên tuyên bố ngày 07/5/2015 rằng nước này có quyền lập vùng nhận dạng phòng không; quyết định này tùy thuộc vào việc an toàn hàng không có bị thách thức hay không và bị thách thức đến mức nào.

Những phát triển nhanh chóng thời gian gần đây cho thấy vấn đề Biển Đông không chỉ là vấn đề khu vực mà đã trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn thể cộng đồng quốc tế.

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tại Ma-lai-xi-a tháng 4/2015, các Nhà lãnh đạo ASEAN đã bày tỏ quan ngại với hoạt động bồi đắp đảo, bãi đá  tại Biển Đông làm xói mòn niềm tin,và đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định tại Biển Đông.

Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam (từ ngày 22-23/5/2015), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã bày tỏ lo ngại về gia tăng căng thẳng ở Biển Đông; kêu gọi tất cả các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc; khẳng định điều quan trọng là phải tránh mọi hành động có thể gây ra hoặc làm gia tăng căng thẳng.

Trong khi tình hình Biển Đông căng thẳng liên tục, đã có những phát ngôn, bình luận đề cập tới khả năng xung đột, chiến tranh, kể cả từ phía Trung Quốc cũng như từ bên ngoài. Ở một số nước, đã có các cuộc biểu tình phản đối việc làm của Trung Quốc.

Ngày 16/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo báo chí cho biết các dự án cải tạo đất của Trung Quốc trên một số đảo và đá ngầm ở Trường Sa tiến hành theo kế hoạch dự kiến sẽ được hoàn tất trong những ngày sắp tới. Ngày 30/6, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết công việc cải tạo đất của Trung Quốc trên một số cấu trúc tại Trường Sa đã hoàn thành. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ tiếp tục việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ các mục đích đề ra, cả về dân sự và quân sự. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cũng khẳng định vấn đề trên.

Các nhà phân tích đã đưa ra nhiều bình luận về động thái của Trung Quốc. Có ý kiến cho rằng đây là cách Trung Quốc muốn xoa dịu dư luận. Việc Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng là để đặt các bên vào việc đã rồi. Cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận điều này. Thực chất, Trung Quốc ưu tiên cho mục tiêu quân sự hơn là cho dân sự, thể hiện ý đồ độc chiếm Biển Đông.

Việt Nam đã nhiều lần phản đối các việc làm của Trung Quốc ở Trường Sa. Ngày 25/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Những hoạt động xây dựng, mở rộng đảo đá quy mô lớn của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa là bất hợp pháp; không thay đổi được thực tế là Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động này, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa; nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 cũng như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có những hành động làm phức tạp tình hình, thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông”. Tại Liên hợp quốc, Việt Nam đã nêu rõ lập trường của mình về vấn đề Biển Đông.

Những gì đang diễn ra ở khu vực Biển Đông đặt ra trước nhân dân các nước vấn đề rất nghiêm trọng, đòi hỏi cần có những nỗ lực tối đa, cấp bách để duy trì hòa bình, an ninh khu vực và thế giới, ngăn chặn nguy cơ xung đột và chiến tranh, tôn trọng luật pháp quốc tế. Cộng đồng quốc tế cần tiếp tục lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động hết sức nguy hiểm của mình tại Biển Đông./.
 
Hà Nội, tháng 7 năm 2015



Tiêu điểm
Tin đọc nhiều
1

Trường Sa - Điểm hẹn thiêng liêng của người Việt xa xứ

2

Vùng 4 Hải quân triển lãm loạt ảnh đẹp về người lính Trường Sa

3

Việt Nam lưu chiểu tại LHQ hải đồ và tọa độ đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

4

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

5

Trao công hàm phản đối Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông

Tin liên quan

Hội thảo về Biển Đông tại Liên bang Nga

Việt Nam đặc biệt lo ngại tình trạng quân sự hóa Biển Đông

Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ

Khai mạc triển lãm ảnh về các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông tại Seoul, Hàn Quốc

Lời kêu gọi Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và hòa bình

31 hội đoàn tại Pháp ký Kiến nghị về Biển Đông

Tiếp tục yêu cầu Trung Quốc trả vô điều kiện tàu cá QB93694TS

Bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý về Hoàng Sa, Trường Sa

Yêu cầu Trung Quốc dừng ngay xây dựng tại Trường Sa, Hoàng Sa

Trưng bày bằng chứng Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam tại Quảng Nam

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Trụ sở: 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84.24. 3845 6303; Email: vufo.vufo@gmail.com
Bản quyền thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Top