Danh mục
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Lịch sử truyền thống
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Cơ quan Thường trực
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
  • Biên giới - Biển đảo
  • Bạn bè năm châu
  • Đối ngoại và hội nhập
  • Tri thức chuyên sâu
  • Video
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
Vufo.org.vn

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Tư liệu
    • Văn bản
    • Lịch sử truyền thống
  • Liên hệ
  • Copy link
  • Trang chủ
  • Liên hiệp tỉnh, thành phố
  • Cụm I
  • Thái Bình
17/08/2018, 4:32 PM

Cộng đồng phát triển miền Nam Châu phi (SADC) đề xuất hợp tác trong Phát triển doanh nghiệp vừa,nhỏ với Việt Nam

(Vufo) Ngày 17/08 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “ Phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ” do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Châu Phi, Đại sư quán các nước Nam Phi, Angola, Mozambique phối hợp tổ chức.

Tham dự hội thảo có đại diện các Đại sứ quán các nước Nam Phi, Angola, Mozambique, Brazil, Venezuela, Đông Timor; đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Châu Phi, các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, các cơ quan thông tấn báo chí ….

Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Cộng hòa Nam Phi Mpetjane Kgaogelo Lekgoro đã giới thiệu về SADC.

Tổ chức khu vực này được thành lập vào tháng 4/1980 với tên gọi ban đầu là Hội nghị Phối hợp Phát triển miền Nam châu Phi (SADCC) và sau đó được đổi thành Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi ( SADC) vào tháng 8/1992.

SADC bao gồm 15 nước thành viên gồm Angola, Botswana, Cộng hòa Dân chủ Congo, Lesotho, Madagascar, Malawi, Mauritius, Mozambique, Namibia, Seychelles, Nam Phi, Swaziland, Tanzania, Zambia và Zimbabwe.

Với dân số khoảng 270 triệu người, và GDP đạt gần 500 USD, chiếm khoảng 1/3 GDP của toàn châu Phi, cộng với quốc gia thành viên Nam Phi là đầu tàu kinh tế của toàn Châu Phi. Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi đang được kỳ vọng sẽ đi đầu trong những nỗ lực để đưa châu Phi thoát khỏi tình trạng trì trệ, hướng tới phát triển bền vững.

Đại sứ cho biết thêm tiềm năng của các nước SADC chưa được phát huy tối đa, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Việt Nam và các nước SADC có những điểm tương đồng, SADC có thể học hỏi các mô hình phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ ở Việt Nam, hai bên có rất nhiều cơ hội để hợp tác và cùng phát triển .

Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Châu Phi Đỗ Đức Định (Ảnh: TV)

Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Châu Phi Đỗ Đức Định đề xuất Đại sứ quán các nước SADC tăng cường tiếp xúc với Hội, cung cấp các thông tin và giới thiệu đối tác để thiết lập quan hệ, đề xuất các sáng kiến hợp tác giữa Việt Nam và SADC trên các lĩnh vực giao lưu nhân dân, kinh tế - thương mại, văn hóa, du lịch …nhằm đưa các hoạt động đi vào chiều sâu, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa hai bên. Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Châu Phi cũng sẽ nỗ lực để làm tốt vai trò của mình trong việc tăng cường tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và SADC, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.

Ông Joao Manuel Bernardo, Đại sứ Angola tại Việt Nam (Ảnh: TV)

Ông Joao Manuel Bernardo, Đại sứ Angola tại Việt Nam chia sẻ: Việt Nam là một điểm đến, một đối tác tiềm năng của SADC. Các nhà đầu tư từ các nước SADC mong muốn hợp tác với Việt Nam, cần thông tin về cơ chế, luật, chính sách của Việt Nam.

Tiến sỹ Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ông Lê Thiết Thảo, đại diện cho các doanh nghiệp Việt Nam đã trình bày tham luận về Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Theo các tham luận, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu việc làm.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều luật, chính sách, thành lập các cơ quan nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, hiện tại, doanh nghiệp vừa, nhỏ vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại trong tiếp cận các nguồn lực kinh doanh như: tín dụng, mặt bằng sản xuất, thị trường…

Tham luận cũng nêu rõ vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam; thông tin về các luật chính sách của Việt Nam mới được ban hành liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tiến sỹ Hồ Sỹ Hùng cho biết các vấn đề tồn tại trong phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam cũng là các vấn đề quan tâm của các nước SADC, vì vậy Việt Nam và SADC có nhiều cơ hội để hợp tác và phát triển.

Tại hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm, tiềm năng, khó khăn, thuận lợi về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam và các nước SADC; bày tỏ nhu cầu tìm hiểu về các chính sách đầu tư, hợp tác thương mại của các nước SADC.

Q.Hoa

Tiêu điểm
Tin đọc nhiều
1

Nhận diện những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức chủ yếu của Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

2

Đối ngoại nhân dân sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

3

Đối ngoại với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa: Thành tựu và bài học kinh nghiệm

4

Tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới

5

Ngoại giao văn hóa nâng tầm giá trị Việt Nam trên toàn cầu

Tin liên quan

Thuyết trình về Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Diễn đàn của người Việt có tầm ảnh hưởng sắp diễn ra tại Pháp

Đối ngoại nhân dân 2018 – Thành công và thách thức

Đối ngoại đa phương góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước

Diễn đàn nhân dân Việt – Trung lần thứ 10

Chủ tịch nước tiếp Đoàn Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao 30

Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Ngoại giao 30 của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh

Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Xinh-ga-po: Năng động và đầy sức sống

Khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Trụ sở: 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84.24. 3845 6303; Email: vufo.vufo@gmail.com
Bản quyền thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Top