Danh mục
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Lịch sử truyền thống
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Cơ quan Thường trực
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
  • Biên giới - Biển đảo
  • Bạn bè năm châu
  • Đối ngoại và hội nhập
  • Tri thức chuyên sâu
  • Video
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
Vufo.org.vn

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Tư liệu
    • Văn bản
    • Lịch sử truyền thống
  • Liên hệ
  • Copy link
  • Trang chủ
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
01/06/2024, 2:23 PM

Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù về đối ngoại nhân dân Thủ đô

Ngày 31/5, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội (HAUFO) tổ chức buổi Tọa đàm “Đề xuất cơ chế chính sách đặc thù về đối ngoại nhân dân Thủ đô theo hướng cụ thể hóa việc thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi)”.

Tham dự buổi tọa đàm có PGS.TS. Nguyễn Viết Thảo, nguyên Phó Giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Venezuela; Đại sứ Vương Thừa Phong, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Đối ngoại Trung ương; cùng đại diện Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Vụ Đối Ngoại nhân dân – Ban Đối ngoại Trung ương; một số thành viên Hội đồng tư vấn đối ngoại nhân dân Thủ đô; đại diện một số sở, ban, ngành liên quan. Lãnh đạo HAUFO chủ trì buổi Toạ đàm.

Tọa đàm “Đề xuất cơ chế chính sách đặc thù về đối ngoại Nhân dân Thủ đô theo hướng cụ thể hóa việc thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi)”.
Các đại biểu tham gia Tọa đàm “Đề xuất cơ chế chính sách đặc thù về đối ngoại nhân dân Thủ đô theo hướng cụ thể hóa việc thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi)”.

Luật Thủ đô là văn bản pháp lý quan trọng quy định vị trí, vai trò, trách nhiệm và chính sách xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô. Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thi hành Luật Thủ đô, việc thực hiện một số mục tiêu, giải pháp, quy định được đề ra trong Luật còn nhiều tồn tại, hạn chế đòi hỏi cần thiết xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Dự thảo Luật gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012, trong đó giữ nguyên 3 Điều; sửa đổi, bổ sung 18 điều; quy định mới 38 điều).

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng lần đầu tiên xác lập quan điểm chỉ đạo quan trọng về 3 trụ cột đối ngoại, trong đó trụ cột “đối ngoại Nhân dân” cùng với 2 trụ cột “đối ngoại Đảng” và “ngoại giao Nhà nước” tạo nên mặt trận đối ngoại thống nhất, hình thành nền ngoại giao Việt Nam hiện đại và toàn diện.

Nhận thức được tầm quan trọng, trách nhiệm thực hiện sự phân công của Thành phố trong việc tham góp ý kiến các nội dung vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), HAUFO đã thành lập Hội đồng tư vấn đối ngoại nhân dân Thủ đô gồm các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc xây dựng pháp luật và giữ trọng trách trong lĩnh vực ngoại giao nói chung, đối ngoại nhân dân nói riêng.

Với những ý kiến đóng góp vào Khoản 2, Điều 52, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) ngày 10/5/2024, việc tổ chức Tọa đàm nhằm làm rõ nội hàm 3 nhóm cơ chế chính sách trên liên quan việc cụ thể hóa, triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi): Nhóm 1: Địa vị pháp lý, tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế; Nhóm 2: Cơ chế tài chính bảo đảm hoạt động đối ngoại nhân dân; Nhóm 3: Cơ chế chính sách phát triển mạng lưới, tổ chức, lực lượng làm đối ngoại nhân dân.

Khoản 2, Điều 52 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định: Chủ động, tích cực mở rộng quan hệ, hợp tác hữu nghị với thủ đô các nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để xây dựng, phát triển Thủ đô; tăng cường đối ngoại Nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, người dân Thủ đô tham gia các hoạt động giao lưu và hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tham gia tọa đàm đã đóng góp nhiều ý kiến làm rõ nội hàm 3 nhóm cơ chế chính sách liên quan đến đối ngoại nhân dân của Thủ đô nêu trên. Các đại biểu cũng bày tỏ tin tưởng rằng Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ thực sự bảo đảm các điều kiện pháp lý để Hà Nội ngày càng xứng đáng là trái tim của cả nước, Thủ đô Anh hùng, Thành phố vì hòa bình, Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Tiêu điểm
Đồng Nai tổ chức giao lưu văn hoá hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản 2024

Đồng Nai tổ chức giao lưu văn hoá hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản 2024

Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Phú Thọ tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ III

Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Phú Thọ tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ III

Tin đọc nhiều
1

Hội nghị Ban Chấp hành Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia: hướng tới năm 2025 bứt phá

2

Ông Nguyễn Đức Tuấn tái đắc cử Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Hải Dương

3

Ông Lê Phan Lương được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2024-2029

4

Nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân Việt Nam - Lào sẽ được triển khai năm 2025

5

Viện Nghiên cứu Quốc tế và Đối ngoại nhân dân Việt Nam giải thể từ ngày 15/01/2025

Tin liên quan

Làm sâu sắc thêm quan hệ kết nghĩa giữa Lâm Đồng và các địa phương của Lào

Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga tỉnh Bắc Giang kỷ niệm 25 năm thành lập

Ông Huỳnh Thanh Nhân giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Thành phố Hồ Chí Minh

Đại học Hải Phòng: sôi nổi các hoạt động đối ngoại nhân dân

Thăm Nhà máy thủy điện Hòa Bình - Dấu ấn của tình hữu nghị Việt - Nga

Đồng diễn Yoga tại Đà Nẵng năm 2024: Lan tỏa thông điệp vì một thế giới hoà bình và hữu nghị

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Kiên Giang chung tay hỗ trợ “Nhà đồng đội”

Tây Ninh, Bình Định thành lập, ra mắt hội hữu nghị và chi hội hữu nghị mới

Ủy ban Hòa bình thành phố Hải Phòng: Đổi mới phương thức thu hút nhân dân tham gia các hoạt động hòa bình

Đại hội đại biểu lần thứ VI Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hải Phòng

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Trụ sở: 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84.24. 3845 6303; Email: vufo.vufo@gmail.com
Bản quyền thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Top