Danh mục
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Lịch sử truyền thống
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Cơ quan Thường trực
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
  • Biên giới - Biển đảo
  • Bạn bè năm châu
  • Đối ngoại và hội nhập
  • Tri thức chuyên sâu
  • Video
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
Vufo.org.vn

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Tư liệu
    • Văn bản
    • Lịch sử truyền thống
  • Liên hệ
  • Copy link
  • Trang chủ
  • Liên hiệp tỉnh, thành phố
  • Cụm I
  • Thái Bình
07/10/2022, 9:42 AM

'Không thể phủ nhận thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ nhân quyền'

Nguyên Tổng thư ký Hội Hữu nghị Pháp-Việt Jean-Pierre Archambault cho rằng những thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người là không thể phủ nhận.

 

Bảo đảm tốt quyền con người là một trong những thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam, những kết quả đạt được trong lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam là không thể phủ nhận.

Ông Jean-Pierre Archambault,Nguyên Tổng thư ký Hội hữu nghị Pháp-Việt. (Ảnh: Thu Hà/TTXVN)

Ông Jean-Pierre Archambault, Nguyên Tổng thư ký Hội Hữu nghị Pháp-Việt đã khẳng định như trên khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Paris nhân dịp Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Theo ông Jean-Pierre Archambault, năm 1975, Việt Nam còn là một quốc gia bị tàn phá nặng nề, thuộc nhóm các nước nghèo bị bao vây cấm vận.

Đến năm 2010, Việt Nam đã rời nhóm các nước nghèo nhất để gia nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình.

Bước tiến này là nhờ công cuộc Đổi mới, được tiến hành từ năm 1986, đã kích hoạt sự phát triển và tiến bộ đáng kể tại Việt Nam.

Việt Nam đã trải qua một quá trình chuyển đổi thành công ngành nông nghiệp, từ đó vượt lên trên cả mục tiêu tự cung tự cấp lương thực.

Ông Jean-Pierre Archambault đánh giá đây thực sự là nỗ lực đáng nể khi có thể thực hiện chỉ trong vòng 25 năm, một khoảng thời gian ngắn so với bề dày lịch sử của đất nước.

Đến nay, Việt Nam đang tiếp tục tiến bước, chuyển sang giai đoạn phát triển mới và hướng tới trở thành một đất nước giàu mạnh, dân chủ và hiện đại.

Ông Jean-Pierre Archambault nêu rõ trong chính sách phát triển đất nước của Việt Nam, hỗ trợ người nghèo là ưu tiên của chính phủ, trong đó đặc biệt là các nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin.

Nguyên Tổng thư ký Hội Hữu nghị Pháp-Việt cũng đánh giá cao việc các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới và bảo đảm quyền của các nhóm yếu thế trong xã hội như người già, phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật.

Việt Nam cũng tích cực tham gia các công ước của Liên hợp quốc để bảo vệ những nhóm người này.

Ông Jean-Pierre Archambault lấy vấn đề bình đẳng giữa nam và nữ làm ví dụ. Nhờ sự phát triển của xã hội và sau các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc, trong đó phụ nữ đóng vai trò nổi bật, vị trí của phụ nữ Việt Nam đã thay đổi không chỉ trong gia đình mà còn cả bên ngoài xã hội, thể hiện qua việc Việt Nam có nữ chủ tịch Quốc hội.

Đề cập những nỗ lực của Đảng và Nhà nước Việt Nam để đảm bảo các quyền của người dân với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau,” ông Jean-Pierre Archambault nhấn mạnh chiến lược ứng phó đại dịch COVID-19 hiệu quả của Việt Nam trong thời gian dịch mới bùng phát đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận, truyền thông các nước đề cao.

Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực bảo đảm các quyền của người dân như chăm sóc y tế miễn phí, tiêm phòng vaccine chống COVID-19, hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân gặp khó khăn do đại dịch gây ra. Việt Nam đã thực hiện tốt việc bảo vệ sức khỏe, một quyền cơ bản của con người.

Về những đóng góp của Việt Nam cho cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, ông Jean-Pierre Archambault nêu rõ Việt Nam đã thực hiện tốt việc bảo đảm quyền hòa bình, độc lập dân tộc và quyền sống của con người.

Trải qua những giai đoạn chiến tranh, gian khổ trong thế kỷ trước mới giành được những chiến thắng lịch sử nên Việt Nam hiểu rõ giá trị của các quyền nói trên.

Trong những năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo trong khuôn khổ Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan, được Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế ghi nhận./.

Q.Hoa t.h / TTXVN

Tiêu điểm
Tin đọc nhiều
1

Nhận diện những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức chủ yếu của Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

2

Đối ngoại nhân dân sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

3

Đối ngoại với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa: Thành tựu và bài học kinh nghiệm

4

Tầm vóc đối ngoại mới, tạo đà thuận lợi cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới

5

Ngoại giao văn hóa nâng tầm giá trị Việt Nam trên toàn cầu

Tin liên quan

Tăng cường năng lực cho cán bộ cấp ban của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Quốc tế công nhận thành tựu đảm bảo quyền con người của Việt Nam

Thúc đẩy quyền con người: Lấy dân là trung tâm, động lực phát triển

Toàn văn bài phát biểu bế mạc hội nghị Trung ương 6 của Tổng Bí thư

Thông báo Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam dự Hội nghị liên đảng quốc tế

Thứ trưởng Nội vụ: Không thể xuyên tạc tự do tôn giáo ở Việt Nam

Một số Văn bản mới của Đảng, Nhà nước

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để mọi chính sách đều vì dân

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam dự Hội nghị đặc biệt của ICAPP

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Trụ sở: 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84.24. 3845 6303; Email: vufo.vufo@gmail.com
Bản quyền thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Top