Danh mục
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Lịch sử truyền thống
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Cơ quan Thường trực
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
  • Biên giới - Biển đảo
  • Bạn bè năm châu
  • Đối ngoại và hội nhập
  • Tri thức chuyên sâu
  • Video
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
Vufo.org.vn

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Tư liệu
    • Văn bản
    • Lịch sử truyền thống
  • Liên hệ
  • Copy link
  • Trang chủ
  • Cơ quan Thường trực
08/09/2011, 2:31 PM

Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Udon Thani-Thái Lan

(Vietpeace) Gần một phần ba thế kỷ bôn ba khắp năm châu bốn bể để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nước trên thế giới, trong đó có Thái Lan (từ tháng 7/1928 đến tháng 11/1929).

Giữa năm 1928, nhận được Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản điều động về nhận công tác ở Đông Dương, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã từ giã nước Đức đến Xiêm (Thái Lan). Sau đó dưới tên gọi Thầu Chín, ông Thọ, Nam Sơn, Bác đã đến tỉnh Phi Chịt (miền Trung Thái Lan), nơi đây có Trại Cày do cụ Đặng Thúc Hứa, một Việt kiều yêu nước thành lập để chuyên đón tiếp những thanh niên yêu nước từ Việt Nam sang (cụ Hứa cùng các vị tiền bối khác đã thành lập được ở Uđon, chi bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng và gây dựng một vài cơ sở làm nơi sinh sống, hoạt động). Sau một thời gian ngắn ở Phi Chịt, Bác đã cùng với một vài người giúp việc đi bộ suốt hơn nửa tháng trời để đến tỉnh Uđon Thani, một tỉnh lớn của Thái Lan, cách Băng Cốc khoảng 600 km. Trong hai năm 1928-1929, Nguyễn Ái Quốc đã vận động quần chúng Việt kiều bằng cách kết hợp nhiều hình thức hoạt động, vừa giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước cho đồng bào, vừa đào tạo cán bộ và củng cố, mở rộng các tổ chức cách mạng, chỉ dẫn biện pháp xây dựng quan hệ thân ái, đoàn kết với cư dân địa phương và nội bộ kiều bào. Với những hoạt động tích cực của người, phong trào yêu nước của kiều bào ở đây đã có những chuyển biến tích cực. Sự đoàn kết trong nội bộ Việt kiều và người Xiêm được tăng cường. Đồng thời với lối sống giản dị, gần gũi đồng bào, người nhận được sự tin yêu, kính trọng của Việt kiều và nhân dân Thái Lan.

Mặc dù thời gian hoạt động cách mạng của Bác ở Uđon không dài, nhưng hình ảnh của Người mãi lung linh trong tâm khảm các thế hệ người Việt ở Thái Lan. Với tình cảm kính yêu vị Cha già dân tộc bà con Việt kiều đã trăn trở rất lâu mong muốn dựng lại khu di tích về Bác tại Udon Thani. Năm 2003, với sự đóng góp tiền của, công sức và được sự đồng ý của chính quyền địa phương, khu di tích Bác Hồ được khởi công xây dựng trên nền nhà cũ của Trại Cưa, ngôi nhà chính, nhà chứa thóc, cùng những đồ dùng mộc mạc (giường ngủ, bàn ghế, chum vại đựng nước...), chuồng trại chăn nuôi gia cầm... được dựng lại bằng gỗ, tre, nứa giống như thời gian Bác hoạt động ở đây. Nhân dịp chào mừng 66 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam, kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thái Lan, chính quyền tỉnh Udon phối hợp các cơ quan hữu quan Việt Nam tổ chức Lễ Khánh thành Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Udon Thani-Thái Lan.

Tới dự Lễ khánh thành có các ông: Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; Tạ Quang Ngọc, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Thái Lan; Khôm-xằng-Ệc-ca, Tỉnh trưởng tỉnh Udon Thani; Nguyễn Hữu Định, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Khonkaen, cùng đông đảo bà con Việt Kiều tại vùng Đông Bắc Thái Lan. Khu tưởng niệm được xây dựng trên diện tích gần 6.400m2, gồm 2 phần chính: khu nhà ở của Bác được tái tạo và khu nhà đa năng làm nơi thờ cúng, đọc sách, chiếu phim và trưng bày các kỷ vật liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tỉnh trưởng Udon Thani, Khôm-xằng-Ệc-ca khẳng định ý nghĩa to lớn của Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ giúp người dân địa phương hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn là biểu tượng hữu nghị giữa hai nước. Nhiều thập niên qua, cộng đồng Việt kiều và người dân Thái, nhất là ở vùng Đông Bắc vẫn còn nhắc về một người cách mạng Việt Nam có tên là Thầu Chín với tấm lòng yêu thương và trân trọng. Những tình cảm và kỷ niệm tốt đẹp về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thái Lan vẫn được tiếp tục giữ gìn và là biểu tượng tốt đẹp cho tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Cũng trong dịp này, ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã trao kỷ niệm chương cho một số cá nhân tiêu biểu có công lao đóng góp trong việc xây dựng khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Udon-Thái Lan.

Nghiêm Nguyễn 
Tiêu điểm
Tin đọc nhiều
1

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2025 trên toàn hệ thống

2

5 trọng tâm công tác của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam năm 2025

3

Tiếp tục đổi mới tư duy, cách tiếp cận, thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân

4

Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ

5

Hội nghị quán triệt nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương

Tin liên quan

Liên hoan giai điệu hữu nghị Việt – Nga

Chuẩn bị cho Đại hội Quốc tế ngữ toàn cầu UK 97

Đội Liên hiệp vào chung kết cuộc thi “Tri thức Ngoại giao”

Cảm nhận từ Liên hoan Việt - Ấn 2011

Chuyến thăm Okinawa và câu chuyện về bức thư của cậu bé Aizawa Toshihito

2011 : năm của Nạn nhân chất độc da cam

Lễ phát động Tháng hành động và đi bộ đồng hành “Vì nạn nhân chất độc da cam” 2011

Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIII thăm quan Nhà Truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Kỷ niệm 64 năm Ngày Thương binh liệt sỹ

Công tác đối ngoại nhân dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn dân

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Trụ sở: 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84.24. 3845 6303; Email: vufo.vufo@gmail.com
Bản quyền thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Top