Danh mục
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Lịch sử truyền thống
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Cơ quan Thường trực
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
  • Biên giới - Biển đảo
  • Bạn bè năm châu
  • Đối ngoại và hội nhập
  • Tri thức chuyên sâu
  • Video
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
Vufo.org.vn

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Tư liệu
    • Văn bản
    • Lịch sử truyền thống
  • Liên hệ
  • Copy link
  • Trang chủ
  • Hòa bình - hữu nghị
10/07/2013, 9:24 AM

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và kinh nghiệm của Indonesia

(Vietpeace) Ngày 09/7, tại trụ sở Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Liên hiệp), Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam (Quỹ) phối hợp với Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (Viện FES) tổ chức tọa đàm về “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và kinh nghiệm của Indonesia”.


Tham dự buổi tọa đàm có bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước, Chủ tịch Quỹ; ông Trịnh Ngọc Thái, Phó Chủ tịch Quỹ; GS.TSKH Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam; TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương; ông Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; đại diện các ban, đơn vị của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các thành viên Quỹ. Về phía khách quốc tế có ông Erwin Schweisshelm, Trưởng đại diện Viện FES tại Hà Nội; ông Gatot Arya Putra, chuyên gia kinh tế Indonesia; các thành viên Viện FES và bạn bè Đức đang làm việc tại Việt Nam.

Buổi tọa đàm tập trung vào tình hình khủng hoảng hệ thống ngân hàng Indonesia năm 1998, những bài học kinh nghiệm và giải pháp cho hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Theo bà Nguyễn Thị Bình, để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, một trong những giải pháp Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo điều hành là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu. Bà Bình hy vọng, buổi tọa đàm sẽ là cơ hội quý báu để học hỏi kinh nghiệm của Indonesia trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trong tình hình khủng hoảng.

Ông Erwin Schweisshelm cho biết, khủng hoảng tài chính châu Á  bắt đầu từ tháng 7/1997 ở Thái Lan, rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán của các nước châu Á. Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này và buộc phải giải quyết một loạt vấn đề nợ xấu. Ông hy vọng, thông qua buổi tọa đàm sẽ tìm ra giải pháp trong việc tái cơ cấu ngân hàng tại Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế Gatot Arya Putra trình bày vắn tắt về tình hình khủng hoảng hệ thống ngân hàng của Indonesia năm 1998, tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính châu Á đến hệ thống ngân hàng Indonesia… Trong giai đoạn khó khăn, Indonesia đã triển khai các biện pháp cấp bách như tuyên bố thả nổi đồng Rupiah, hỗ trợ thanh khoản quy mô lớn cho hệ thống ngân hàng…; và biện pháp dài hạn như thành lập Cơ quan tái cấu trúc ngân hàng ( IBRA) với các chức năng: Quản lý tài sản tín dụng (AMC), Quản lý tài sản đầu tư (AMI), Tái cơ cấu ngân hàng (BRU) nhằm hỗ trợ cho các ngân hàng gặp khó khăn trong thời hạn 5 năm.

GS.TSKH Nguyễn Quang Thái cho biết, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với cả cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập quốc tế. Ông Thái cho rằng, kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh do tín dụng dễ dãi, hiệu quả thấp và hệ thống ngân hàng thương mại yếu kém nên nợ xấu tăng cao. Theo ông Võ Trí Thành, qua kinh nghiệm của Indonesia, việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đòi hỏi phải có một kế hoạch đồng bộ, lộ trình thích hợp, áp dụng các chuẩn mực thông lệ quốc tế và có tầm nhìn chiến lược mang tính dài hạn.

Phần trình bày của các đại biểu đã nhận được sự chia sẻ, tán đồng của những người tham gia tọa đàm. Nhiều ý kiến phát biểu, những câu hỏi liên quan đã được các chuyên gia trao đổi và thảo luận cụ thể./.

Thu Hằng
Tiêu điểm
Thủ tướng: Đề nghị Giáo sư Vallely tham vấn để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng: Đề nghị Giáo sư Vallely tham vấn để Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng

Ngày Văn hóa UAE 2024: tăng cường giao lưu nhân dân hai nước

Ngày Văn hóa UAE 2024: tăng cường giao lưu nhân dân hai nước

Thúc đẩy tiềm năng hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Quảng Tây, Trung Quốc

Thúc đẩy tiềm năng hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Quảng Tây, Trung Quốc

Du học sinh Việt Nam tại Bulgaria là cầu nối hữu nghị giữa hai đất nước

Du học sinh Việt Nam tại Bulgaria là cầu nối hữu nghị giữa hai đất nước

VUFO và Rossotrudnichestvo: tăng cường hợp tác hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ Việt - Nga

VUFO và Rossotrudnichestvo: tăng cường hợp tác hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ Việt - Nga

Tin đọc nhiều
1

Cập nhật tình hình Cuba và triển vọng hợp tác Việt Nam - Cuba

2

Khai mạc chuỗi sự kiện giao lưu văn hóa Việt - Trung 2025 tại Vân Nam, Trung Quốc

3

Gặp gỡ, giao lưu cựu học sinh Việt Nam học tập tại Quảng Tây, Trung Quốc

4

Phát động 2 cuộc thi tìm hiểu và thiết kế logo về quan hệ Việt Nam-Sri Lanka

5

Nhiều hoạt động giao lưu vun đắp tình hữu nghị Việt - Lào

Tin liên quan

Trao tặng Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Đại sứ Ba Lan

Trao Kỷ niệm chương cho Giám đốc tổ chức AP

Chủ tịch Liên hiệp tiếp đoàn cấp cao Đảng Tái lập Cộng sản Italia

Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Rumani được trao tặng Huân chương công trạng Đại Chữ thập

Chủ tịch Liên hiệp tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Israel tại Việt Nam

Lãnh đạo UBHBVN tiếp Hội đồng Hòa bình Bangladesh

Chủ tịch Vũ Xuân Hồng tiếp đoàn Hội đồng Hòa bình Bangladesh

Gặp gỡ báo chí nhân kỷ niệm 88 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Ký kết Kế hoạch hợp tác giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị Đối ngoại nhân dân Trung Quốc giai đoạn 2013-2017

Họp báo công bố kết quả đoàn bác sĩ Việt Nam khám chữa bệnh tại Campuchia

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Trụ sở: 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84.24. 3845 6303; Email: vufo.vufo@gmail.com
Bản quyền thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Top