Danh mục
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Lịch sử truyền thống
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Cơ quan Thường trực
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
  • Biên giới - Biển đảo
  • Bạn bè năm châu
  • Đối ngoại và hội nhập
  • Tri thức chuyên sâu
  • Video
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
Vufo.org.vn

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Tư liệu
    • Văn bản
    • Lịch sử truyền thống
  • Liên hệ
  • Copy link
  • Trang chủ
  • Biên giới - Biển đảo
15/05/2014, 2:24 PM

Thứ trưởng Phạm Quang Vinh: Chủ quyền là thiêng liêng và phải kiên quyết bảo vệ

Các nước thành viên ASEAN đã lắng nghe và đánh giá cao thiện chí và chủ trương đúng đắn của Việt Nam. Đó là tiền đề, điều kiện để hỗ trợ các nước thấy rõ và có tiếng nói chung thống nhất phản đối hành vi nghiêm trọng của Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh nói.



Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh

Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại HN cấp cao ASEAN đã nêu rõ sự vi phạm của TQ khi đưa giàn khoan hạ đặt trong vùng biển của VN, cũng như khẳng định chính sách hòa bình, hòa hiếu về đối ngoại của VN. “Các nước thành viên ASEAN đã lắng nghe, tiếp thu điều đó và đánh giá cao thiện chí và chủ trương đúng đắn của VN. Đó là tiền đề, điều kiện để hỗ trợ các nước thấy rõ và có tiếng nói chung thống nhất phản đối hành vi nghiêm trọng của TQ” – Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh nhận định với Báo Lao Động.
 
Lần đầu tiên tại một Hội nghị cấp cao ASEAN, vấn đề biển Đông đã được đưa vào 2 tuyên bố chung cao cấp nhất. Xin hỏi, Thứ trưởng có hài lòng với kết quả HN ASEAN 24?
 
- Tôi cho rằng, ASEAN 24 đã thể hiện được sự thống nhất cao của tất cả các nước thành viên về tình hình nghiêm trọng này. Cả các phát biểu và quan điểm đề cập đều thể hiện sự quan ngại sâu sắc đó. Nội dung của Tuyên bố cấp cao ASEAN, ngoài các vấn đề nguyên tắc, đã khẳng định mối quan ngại sâu sắc đó và nêu rất trực tiếp và trúng vào nội dung vi phạm, mặc dù tập quán của ASEAN là không nêu đích danh.
 
Không những thế, Hội nghị ASEAN 2014 đã chứng kiến việc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN ra một tuyên bố riêng về một vụ việc phức tạp ở biển Đông. Đây là lần đầu tiên, sau 20 năm mới có một tuyên bố như thế. Việc ra tuyên bố riêng là khác với thông lệ.
 
Thông thường, hội nghị các ngoại trưởng ASEAN chỉ làm các công việc chuẩn bị cho hội nghị cấp cao, nhưng do tính cấp thiết của vấn đề, ngay trong ngày họp ngoại trưởng đã thảo luận, thống nhất và ra ngay tuyên bố riêng, trước khi khai mạc phiên họp của các lãnh đạo cấp cao.
 
Đây là hành động vừa đoàn kết, vừa thấy rõ tính cấp thiết phải lên tiếng trước sự việc nghiêm trọng đang xảy ra ở biển Đông, chứ không chờ đến Hội nghị cấp cao. Một việc làm chưa có tiền lệ.
 
Vấn đề biển Đông tiếp tục được đề cập trong hai văn kiện quan trọng, gồm Tuyên bố Naypyitaw của ASEAN-24 và Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN-24. Điều đáng chú ý là đề cập lần này mạnh mẽ hơn các tuyên bố trước đây.
 
Cụ thể, Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN-24 bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra trên biển Đông”, tức là đề cập trực tiếp tới câu chuyện giàn khoan với tính chất rất nghiêm trọng. Rồi Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN-24 “ghi nhận tầm quan trọng của Tuyên bố của các bộ trưởng ngoại giao”. Qua đó, giá trị Tuyên bố của các ngoại trưởng đã được nâng lên cao hơn cả cấp bộ trưởng rồi, gần như tuyên bố của cấp cao.
 
Đa số ý kiến đánh giá đồng tình rằng, đây là một bước tiến tích cực, thể hiện lập trường thống nhất và vai trò chủ đạo, trách nhiệm của ASEAN trước căng thẳng biển Đông. Song, một số ý kiến khác nhận định ASEAN vẫn “chưa đủ mạnh” để lên án sự gây hấn của TQ. Nhận định của Thứ trưởng?
 
- Cần hiểu rõ phương cách làm việc của ASEAN. Giá trị lần này là về nội dung, ngôn từ lần đầu tiên được sử dụng và đề cập trúng vào những khía cạnh vi phạm của “vụ giàn khoan” đang xảy ra dù là ở hình thức gián tiếp, nhưng là một cách gần nhất, ai đọc cũng thấy rõ.
 
Những văn kiện này có giá trị không chỉ trong nội bộ ASEAN, mà còn được các nước thành viên sử dụng để trao đổi, thảo luận với các nước bên ngoài. Đồng thời, các nước khi đề cập tới vấn đề khu vực này thì họ nắm được lập trường của ASEAN để phản ánh thống nhất đánh giá tình hình.
 
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại HN ASEAN khẳng định, VN luôn kiên trì biện pháp ngoại giao và áp dụng các biện pháp hòa bình để bảo vệ biển đảo. Thông điệp của Thủ tướng đã được các nước tham dự tiếp nhận như thế nào, thưa Thứ trưởng?
 
- Nếu muốn hiểu thông điệp trong bài phát biểu của Thủ tướng phải đọc rất kỹ và rất sâu. Cá nhân tôi muốn nêu đậm mấy điểm, rằng bài phát biểu đã nêu rất chính xác về những gì đang diễn ra, đó là sự vi phạm của TQ trong việc đưa giàn khoan và hạ đặt, định vị cùng tàu bè, gồm tàu quân sự và máy bay, xâm phạm vào sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế của VN 80 hải lý theo quy định của UNCLOS 1982. Đó là điều không thể chấp nhận được.
 
Thứ hai, đây là sự vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển của LHQ (UNCLOS), Quy tắc ứng xử của các bên về vấn đề trên biển (DOC), và nỗ lực xây dựng lòng tin tại khu vực cũng như đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an toàn, an ninh hàng hải.
 
Thứ ba, thông điệp chính sách đối ngoại của VN. Chúng ta kiên quyết bảo vệ quyền chủ quyền, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) trên cơ sở luật pháp quốc. Bên cạnh đó, ta cũng trân trọng và luôn mong muốn vun đắp quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa VN-TQ, đồng thời chân thành mong muốn cùng TQ giải quyết bất đồng, trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, an ninh, ổn định tại khu vực.
 
Thông điệp này cho thấy rất rõ, trong khi chủ quyền là thiêng liêng và phải kiên quyết bảo vệ, thì chính sách hòa bình, hòa hiếu cũng là một truyền thống dân tộc và là chính sách của Đảng và Nhà nước VN.
 
Ta nói rõ về sự vi phạm của TQ, cũng như chính sách đúng đắn về đối ngoại của VN. Các nước đã lắng nghe tiếp thu và thấy rõ sự vi phạm đó, đánh giá cao thiện chí và chính nghĩa của VN. Đó là tiền đề, điều kiện để các nước thấy được sự thật.
 
- Việt Nam dự kiến sẽ có bước đi tiếp theo nào - trên mặt trận ngoại giao - để kêu gọi sự ủng hộ rộng rãi hơn từ cộng đồng quốc tế trước việc TQ hạ đặt giàn khoan trái phép?
 
- Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát đi thông điệp rất rõ ràng của chúng ta. Đó là phải thông tin rõ, kịp thời, chủ động về vụ việc này; làm rõ sự vi phạm; thông tin rõ chính sách đối ngoại nhất quán của VN là hòa bình, hòa hiếu với các nước, nhưng kiên quyết bảo vệ chủ quyền của mình.
 
VN kêu gọi tất cả các nước, các cá nhân, các tổ chức quốc tế, cùng nhìn nhận thẳng vào sự việc đó để đòi hỏi, yêu cầu TQ rút giàn khoan ra khỏi thêm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Chính sách của ta luôn trân trọng, tôn trọng và vun đắp cho quan hệ tốt đẹp Việt – Trung. Ngay trong vụ việc này, ta cũng kiên trì đối thoại, đàm thoại ở tất cả các cấp.
 
- Sau cuộc điện đàm gần nhất giữa VN và TQ được công bố hôm 7.5, liên lạc giữa nước dường như đang rơi vào im lặng. Vậy có cách nào khơi thông bế tắc đó không, thưa Thứ trưởng?
 
- Việt Nam luôn khẳng định sẽ kiên trì mọi kênh đối thoại. Chúng ta cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cộng đồng quốc tế, kể cả TQ cùng bảo vệ luật pháp quốc tế, trong đó có việc tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển, vì lợi ích của hòa bình, của quan hệ tốt đẹp Việt – Trung.
 
- Xin cảm ơn Thứ trưởng!
 
Theo báo Lao Động
Tiêu điểm
Tin đọc nhiều
1

Trường Sa - Điểm hẹn thiêng liêng của người Việt xa xứ

2

Vùng 4 Hải quân triển lãm loạt ảnh đẹp về người lính Trường Sa

3

Việt Nam lưu chiểu tại LHQ hải đồ và tọa độ đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

4

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

5

Trao công hàm phản đối Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông

Tin liên quan

Chủ tịch Hội hữu nghị Nga - Việt: Dư luận quốc tế buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc

Việt Nam phản đối Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc

Trung Quốc vẫn hung hăng, Việt Nam hết sức kiềm chế

Tuyên bố của Hội Hữu nghị và hợp tác Việt Nam – ASEAN về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an ninh trật tự

Trung ương khẳng định quyết bảo vệ chủ quyền

Ủy ban đoàn kết Ấn Độ- Việt Nam: Trung Quốc vi phạm nghiệm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam

Hội Nghề cá Việt Nam mít tinh phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc

“Cái yếu nhất của Trung Quốc là không có đạo lý và pháp lý”

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Trụ sở: 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84.24. 3845 6303; Email: vufo.vufo@gmail.com
Bản quyền thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Top