Danh mục
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Lịch sử truyền thống
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Cơ quan Thường trực
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
  • Biên giới - Biển đảo
  • Bạn bè năm châu
  • Đối ngoại và hội nhập
  • Tri thức chuyên sâu
  • Video
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
Vufo.org.vn

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • +Tư liệu
    • Văn bản
    • Lịch sử truyền thống
  • Liên hệ
  • Copy link
  • Trang chủ
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
14/06/2024, 2:38 PM

Tìm giải pháp, góp ý tưởng nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong phát triển Thủ đô

Ngày 13/6, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội (Liên hiệp Hà Nội) tổ chức Tọa đàm “Giải pháp nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong phát triển Thủ đô”. Đây là diễn đàn để các chuyên gia trong lĩnh vực đối ngoại nhân dân và xây dựng pháp luật trao đổi, thảo luận, đề xuất cơ chế chính sách, tạo nền tảng cơ sở pháp lý bảo đảm hoạt động đối ngoại nhân dân Thủ đô lên tầm cao mới.

Tham dự buổi tọa đàm có: PGS.TS. Trần Anh Tuấn, Trần Anh Tuấn, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Nepal; một số thành viên Hội đồng tư vấn đối ngoại nhân dân Thủ đô; đại diện một số sở, ban, ngành liên quan. Chủ tịch Liên hiệp Hà Nội Nguyễn Ngọc kỳ chủ trì buổi Toạ đàm.

Tọa đàm “Giải pháp nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong phát triển Thủ đô”.
Tọa đàm “Giải pháp nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong phát triển Thủ đô”.

Phát biểu đề dẫn, ông Nguyễn Ngọc Kỳ, Chủ tịch Liên hiệp Hà Nội cho biết qua các giai đoạn lịch sử, nhận thức về đối ngoại ngày càng hoàn thiện và sâu sắc hơn. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ, đối ngoại nhân dân là 1 trong 3 trụ cột đối ngoại. Đối ngoại nhân dân cùng với đối ngoại Đảng, Ngoại giao Nhà nước tạo nên hệ thống mặt trận đối ngoại thống nhất, định hình rõ ràng cấu trúc mới, góp phần phát triển nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, toàn diện.

Theo Chủ tịch Liên hiệp Hà Nội, ngày 15/5/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong văn bản này đã có yêu cầu quan trọng: “Đẩy mạnh công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; chủ động và tích cực nắm bắt cơ hội, nhất là các hiệp định thương mại thế hệ mới; củng cố các mối quan hệ truyền thống, mở rộng hợp tác với các thủ đô, thành phố trên thế giới. Tăng cường đối ngoại nhân dân; tích cực tuyên truyền, thông tin đối ngoại về Thủ đô với bạn bè quốc tế và đồng bào ta ở nước ngoài”.

Thành ủy Hà Nội cũng rất quan tâm công tác đối ngoại nhân dân, đã có chỉ đạo tại Thông tri số 05-TT/TU ngày 23/5/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ đạo mới của Trung ương và thành phố về đối ngoại nhân dân, Liên hiệp Hà Nội đã xây dựng Chương trình hành động toàn khóa số 248/Ctr-LHHN ngày 9/8/2023, Kế hoạch công tác năm 2024 và đặc biệt là xây dựng Kế hoạch số 48/KH-LHHN ngày 26/1/2024 thực hiện các chỉ đạo của Trung ương và thành phố về tăng cường công tác đối ngoại nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các nhiệm vụ công tác, Liên hiệp Hà Nội cũng gặp một số khó khăn về cơ chế và hạn chế về hoạt động.

Trong bối cảnh đó, Toạ đàm được tổ chức nhằm trao đổi, tìm các giải pháp tháp gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong phát triển Thủ đô.

Tại toà đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận xoay quanh 3 nhóm cơ chế chính sách liên quan việc cụ thể hóa, triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) bao gồm: địa vị pháp lý, tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế; cơ chế tài chính đảm bảo hoạt động đối ngoại nhân dân và cơ chế chính sách phát triển mạng lưới, tổ chức, lực lượng làm đối ngoại nhân dân.

Các chuyên gia cũng tập trung thảo luận về các nội dung góp ý xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về cơ chế chính sách đặc thù lĩnh vực đối ngoại nhân dân. Đồng thời, trao đổi, đóng góp ý tưởng nhằm thúc đẩy công tác nhân sự, nghiên cứu dự báo, xây dựng chiến lược đối ngoại nhân dân Thủ đô đến năm 2030.

Theo Thời Đại

Tiêu điểm
Đồng Nai tổ chức giao lưu văn hoá hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản 2024

Đồng Nai tổ chức giao lưu văn hoá hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản 2024

Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Phú Thọ tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ III

Hội hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Phú Thọ tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ III

Tin đọc nhiều
1

Hội nghị Ban Chấp hành Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia: hướng tới năm 2025 bứt phá

2

Ông Lê Phan Lương được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2024-2029

3

Nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân Việt Nam - Lào sẽ được triển khai năm 2025

4

Viện Nghiên cứu Quốc tế và Đối ngoại nhân dân Việt Nam giải thể từ ngày 15/01/2025

5

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ tám, khoá V

Tin liên quan

Cụm số 5: vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài đạt khoảng 80 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm

Đồng diễn Yoga tại Đà Nẵng lan tỏa thông điệp vì một thế giới hoà bình và hữu nghị

Đại hội lần thứ VI Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Đồng Tháp

10 hội hữu nghị tham gia Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024

Đại hội Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan thành phố Đà Nẵng lần thứ V

Làm sâu sắc thêm quan hệ kết nghĩa giữa Lâm Đồng và các địa phương của Lào

Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga tỉnh Bắc Giang kỷ niệm 25 năm thành lập

Ông Huỳnh Thanh Nhân giữ chức Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản Thành phố Hồ Chí Minh

Đại học Hải Phòng: sôi nổi các hoạt động đối ngoại nhân dân

Thăm Nhà máy thủy điện Hòa Bình - Dấu ấn của tình hữu nghị Việt - Nga

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Trụ sở: 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84.24. 3845 6303; Email: vufo.vufo@gmail.com
Bản quyền thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Top