Danh mục
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Lịch sử truyền thống
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Cơ quan Thường trực
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
  • Biên giới - Biển đảo
  • Bạn bè năm châu
  • Đối ngoại và hội nhập
  • Tri thức chuyên sâu
  • Video
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
Vufo.org.vn

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Tư liệu
    • Văn bản
    • Lịch sử truyền thống
  • Liên hệ
  • Copy link
  • Trang chủ
  • Biên giới - Biển đảo
24/06/2014, 8:53 AM

Trung Quốc đã dùng ngư dân giả cưỡng chiếm Hoàng Sa

Sáng 20-6, học giả Lưu Anh Rô, Tổng thư ký hội khoa học lịch sử Đà Nẵng tại Đà Nẵng trình bày tham luận của mình như thế tại hội thảo quốc tế “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử" với nhiều học giả quốc tế và Việt Nam tham gia.


Chương trình do Đại học Đà Nẵng và Đại học Phạm Văn Đồng phối hợp tổ chức.
 

Hội thảo tập trung vào các vấn đề về hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa; thực tế tranh chấp tác động với hòa bình và an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương; xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa từ góc độ luật quốc tế; triển vọng, giải pháp giải quyết tranh chấp...
 

Học giả Lưu Anh Rô, Tổng thư ký hội khoa học lịch sử Đà Nẵng tham luận chủ đề nóng “Trung Quốc sử dụng lực lượng quân sự giả dạng ngư dân để từng bước cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào.”
 

Ông Rô nhấn mạnh: Trung Quốc đã âm thầm trong một thời gian dài, sử dụng vỏ bọc "ngư dân" trong việc hiện diện tại Hoàng Sa nhằm tạo ra sự "hiện hữu" trong hoạt động kinh tế trên thực địa, sau đó là thu thập tin tức tình báo, tiếp đến là lén đổ bộ lên đảo để cắm cờ hòng khẳng định chủ quyền, rồi khi có cơ hội thì huy động một lực lượng quân sự lớn, giả dạng ngư dân để đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền VNCH".
 

"Lợi dụng sự thân thiện đó và cũng để che giấu ý đồ xâm lược (thường bị dư luận thế giới phản ứng và trái với Công ước Quốc tế về "chiếm hữu hòa bình"), Trung Quốc đã sử dụng "vỏ bọc ngư dân", nhằm nấp dưới dạng những ngư dân Trung Quốc chân chính, như một biện pháp hiệu quả để "thực thi chủ quyền” mạo nhận của mình, trong suốt một thời gian dài. Vì lẽ đó, từ năm 1954 đến năm 1975, lực lượng bảo vệ Hoàng Sa của chính quyền VNCH luôn bắt giữ nhiều vụ lực lượng quân sự Trung Quốc giả dạng ngư dân, lén lút đổ bộ lên đảo để cắm cờ, dựng bia, nắm tin tức tình báo...” - ông Rô cho biết.
 

 

Giáo sư Carlyle A Thayer, Học viện Quốc phòng Úc cũng cho rằng tranh chấp hiện nay về quyền và chủ quyền trong các vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa chỉ có thể giải quyết dựa trên Luât pháp Quốc tế  bao gồm Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982 - Ảnh: Hữu Khá

 

Theo ông Rô, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, ngày 30.5.1956, Trung Quốc đưa lực lượng quân sự giả dạng ngư dân bất ngờ đổ bộ lên chiếm đóng đảo Phú Lâm (tức Ile Boisée), đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Một tài liệu của chính quyền VNCH lúc bấy giờ, cho biết: “Năm 1956, Trung Cộng đưa dân chài đến xâm chiếm các đảo Phú Lâm và Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa, rồi dần dần thay thế bằng quân đội, lập nên những cơ sở và công sự kiên cố” . 
 

Còn giáo sư Carlyle A Thayer, Học viện Quốc phòng Úc cũng cho rằng, bài học rút ra tư việc Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là Trung Quốc nhân cơ hội tận dụng các thay đổi trong cán cân chiến lược để đẩy nhanh các yêu sách về lãnh thổ ở biển Đông.
 

Từ lập luận của mình, Giáo sư  Carly le A. Thayer cho rằng, tranh chấp hiện nay về quyền và chủ quyền trong các vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa chỉ có thể giải quyết dựa trên Luât pháp Quốc tế bao gồm Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982. Việt Nam cần tranh thủ mạnh mẽ điểm này trong các trao đổi cấp chính phủ với Trung Quốc.

Theo Tuổi trẻ

Tiêu điểm
Tin đọc nhiều
1

Trường Sa - Điểm hẹn thiêng liêng của người Việt xa xứ

2

Vùng 4 Hải quân triển lãm loạt ảnh đẹp về người lính Trường Sa

3

Việt Nam lưu chiểu tại LHQ hải đồ và tọa độ đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

4

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

5

Trao công hàm phản đối Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông

Tin liên quan

Chủ tịch nước trả lời phỏng vấn của TTXVN về Biển Đông

Bộ Ngoại giao Mỹ quan ngại các giàn khoan mới của Trung Quốc

Họp báo tại Nga thông báo quan điểm của Việt Nam về Biển Đông

Học giả Trung Quốc: Không hề có “Đường 9 đoạn”

Báo Nhật đăng bài viết phản bác Trung Quốc

Bác bỏ yêu sách 'đường lưỡi bò' phi lý của Trung Quốc

Thượng viện Chile bày tỏ tình đoàn kết với Việt Nam

Chuyên gia: 'Trung Quốc thua trong cuộc chiến giành ủng hộ của thế giới'

Dư luận Sri Lanka ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông

"Hành động của Trung Quốc làm tổn thương tình cảm của nhân dân VN"

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Trụ sở: 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84.24. 3845 6303; Email: vufo.vufo@gmail.com
Bản quyền thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Top