Danh mục
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Lịch sử truyền thống
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Cơ quan Thường trực
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
  • Biên giới - Biển đảo
  • Bạn bè năm châu
  • Đối ngoại và hội nhập
  • Tri thức chuyên sâu
  • Video
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
Vufo.org.vn

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Tư liệu
    • Văn bản
    • Lịch sử truyền thống
  • Liên hệ
  • Copy link
  • Trang chủ
  • Đối ngoại và hội nhập
10/07/2025, 8:41 AM

Việt Nam chia sẻ thành tựu trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị tới quốc tế

Trong hai ngày (07-08/7/2025), tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ, Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc tổ chức Phiên họp đánh giá Báo cáo quốc gia lần thứ tư của Việt Nam về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (sau đây gọi là Công ước ICCPR).

Đoàn liên ngành của Việt Nam, gồm các thành viên đến từ các cơ quan có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện Công ước ICCPR, do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh làm Trưởng đoàn đã tham dự Phiên họp này với mục đích chia sẻ những bước tiến tích cực, thành tựu đáng khích lệ trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị trong thời gian qua ở Việt Nam.

Công ước ICCPR là một trong những điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào năm 1966 và có hiệu lực vào năm 1976. Với phạm vi điều chỉnh rộng, bao trùm tất cả các quyền dân sự và chính trị của mỗi cá nhân, Công ước ICCPR ra đời đã nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế.

Việt Nam chia sẻ thành tựu trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị tới quốc tế
Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc tổ chức Phiên họp đánh giá Báo cáo quốc gia lần thứ tư của Việt Nam về thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. (Ảnh: TTXVN)

Là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, luôn đặt lợi ích của người dân lên trên hết, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, việc chăm lo, bảo vệ và bảo đảm quyền con người luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, coi đó là nhiệm vụ và ưu tiên hàng đầu.

Cùng với việc gia nhập Công ước ICCPR ngày 24/9/1982, Việt Nam ngày càng đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc bảo vệ và phát huy quyền con người, quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 đã đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong nhận thức về quyền con người cũng như trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trên tất cả các lĩnh vực.

Trong những năm gần đây, nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng về quyền con người đã được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Những thành tựu về lập pháp, tổ chức thi hành pháp luật cùng với những nỗ lực về cải cách tư pháp trong thời gian qua là yếu tố đảm bảo quan trọng về pháp lý để mọi người dân Việt Nam có cơ hội và điều kiện thuận lợi thụ hưởng đầy đủ các quyền dân sự, chính trị.

Việt Nam chia sẻ thành tựu trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị tới quốc tế
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: TTXVN)

Thực hiện nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước được quy định tại khoản 1 Điều 40 Công ước ICCPR, tháng 3/2023, Việt Nam đã nộp Báo cáo quốc gia lần thứ tư về thực thi Công ước và cuối năm 2024, đã nộp Báo cáo trả lời danh sách các vấn đề quan tâm của Ủy ban Nhân quyền.

Các báo cáo được xây dựng theo đúng hướng dẫn của Ủy ban nhân quyền, có sự tham vấn rộng rãi các chủ thể có liên quan. Các báo cáo đều thể hiện rõ sự phát triển toàn diện trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị từ sau khi Việt Nam nộp Báo cáo lần thứ ba năm 2019, đồng thời khẳng định việc tuân thủ các cam kết tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Với chủ trương coi con người là trung tâm, là mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới, phát triển đất nước, kể từ sau khi nộp Báo cáo thực thi Công ước ICCPR lần thứ 3 vào năm 2019, Việt Nam đã tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quyền con người và đạt được nhiều thành tựu trên thực tế.

Các quyền về tiếp cận công lý, bình đẳng trước pháp luật, quyền sống, bảo vệ sức khỏe, giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do báo chí, internet, bình đẳng giới đều đạt những tiến bộ rõ rệt. Các chỉ số về phát triển con người (HDI), bình đẳng giới (GEI) của Việt Nam do các cơ quan Liên hợp quốc xếp hạng liên tục được cải thiện.

Việt Nam chia sẻ thành tựu trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị tới quốc tế
Việc tham dự Phiên họp của Ủy ban Nhân quyền lần này thể hiện sự nghiêm túc của Việt Nam trong việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tình hình thực thi các cam kết quốc tế. (Ảnh: TTXVN)

Chính phủ đã có nhiều chính sách, biện pháp để bảo vệ sức khỏe người dân, phát triển kinh tế - xã hội trong và sau đại dịch COVID-19, tích cực thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn và thực hiện các cam kết của Việt Nam theo các điều ước quốc tế về quyền con người.

Việc tham dự Phiên họp của Ủy ban Nhân quyền lần này thể hiện sự nghiêm túc của Việt Nam trong việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tình hình thực thi các cam kết quốc tế. Đối thoại tại Phiên họp cũng giúp Ủy ban Nhân quyền và các quốc gia thấy rõ bức tranh tổng thể của sự phát triển toàn diện, nhanh chóng trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị từ sau khi Việt Nam nộp Báo cáo lần thứ ba năm 2019.

Việt Nam chia sẻ thành tựu trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền dân sự và chính trị tới quốc tế
Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp. (Ảnh: TTXVN)

Đối với một số ý kiến dựa trên những nguồn tin chưa được kiểm chứng của một số tổ chức, cá nhân về tình hình thực thi Công ước ICCPR tại Việt Nam, đoàn Việt Nam đã giải đáp, cung cấp thông tin xác thực, nhấn mạnh nguyên tắc đối thoại, hợp tác, tôn trọng khác biệt.

Theo TTXVN

Tiêu điểm
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Tin đọc nhiều
1

Việt Nam duy trì lập trường cân bằng, khách quan trong xung đột Nga-Ukraine

2

ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

3

Hội thảo khoa học "Tôn giáo qua các nền văn hoá": tôn trọng sự khác biệt, thúc đẩy hòa hợp

4

Việt Nam và Kyrgyzstan hướng tới nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện

5

Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Singapore

Tin liên quan

Chuyên gia Argentina đánh giá cao việc Việt Nam trở thành đối tác của BRICS

Việt Nam đảm nhiệm Chủ tịch Hội nghị các thành viên UNCLOS

Việt Nam quan ngại sâu sắc về tình hình xung đột đang leo thang tại Trung Đông

Việt Nam sẵn sàng cùng BRICS và cộng đồng quốc tế ứng phó thách thức

50 năm quan hệ Việt Nam-New Zealand: Mối quan hệ sâu sắc, rộng lớn và đa dạng

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Trụ sở: 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84.24. 3845 6303; Email: vufo.vufo@gmail.com
Bản quyền thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Top