Danh mục
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Lịch sử truyền thống
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Cơ quan Thường trực
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
  • Biên giới - Biển đảo
  • Bạn bè năm châu
  • Đối ngoại và hội nhập
  • Tri thức chuyên sâu
  • Video
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
Vufo.org.vn

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • +Tư liệu
    • Văn bản
    • Lịch sử truyền thống
  • Liên hệ
  • Copy link
  • Trang chủ
  • Tri thức chuyên sâu
17/10/2012, 9:52 AM

“Giải pháp khủng hoảng cần hướng về nhân dân”

(Thời Đại) Diễn đàn Nhân dân Á - Âu lần thứ 9 (AEPF9) diễn ra trong bối cảnh cả hai Châu lục cũng như thế giới đang đối mặt với những vấn đề khó khăn và nó đã tác động sâu sắc đến đời sống nhân dân. Thông điệp của các tổ chức nhân dân Việt Nam tại diễn đàn sẽ có nhiều nhưng đáng suy ngẫm nhất là: các giải pháp cho khủng hoảng cần quan tâm đến quyền lợi nhân dân và các tổ chức nhân dân hãy có những đóng góp tích cực để cùng chính phủ các nước vượt qua khủng hoảng. Đó là tinh thần chính trong cuộc trao đổi với Thời Đại của ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Diễn đàn.

Thưa ông, bối cảnh Diễn đàn nhân dân Á - Âu lần thứ 9 có những điểm nổi bật gì đáng quan tâm?

Diễn đàn nhân dân Á - Âu lần này diễn ra trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp ở cả hai Châu lục. Sự bất ổn định về chính trị, an ninh, xã hội tại nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có khu vực đồng EURO và bản thân khu vực Châu Á cũng nhiều biến động. Những chính sách thắt lưng buộc bụng để đối phó với khủng hoảng đã dồn gánh nặng lên vai người dân, gia tăng sự bất công, dẫn tới sự phản kháng của người dân ở một số nước.
Những bức xúc toàn cầu hiện nay như nguy cơ khủng hoảng năng lượng, thách thức biến đổi khí hậu, an ninh lương thực… vẫn rình rập. Trên thế giới sự điều chỉnh chiến lược giữa các nước lớn đang diễn ra. Ở Châu Âu cũng có sự thay đổi về chiến lược như trước kia lấy kinh tế làm vai trò đối trọng thì nay thay bằng chính trị và an ninh. Một số nước lớn tiến hành bầu cử mong muốn những thay đổi nội các có thể tìm ra giải pháp mới. Một số nước lấy những vấn đề đối ngoại để xử lý những vấn đề đối nội. Châu Á vẫn tồn tại những yếu tố mất ổn định, đe dọa hòa bình, an ninh khu vực. Đó là sự tranh chấp lãnh thổ, leo thang quân sự, chạy đua vũ trang. Khu vực Trung Đông vẫn tiếp tục là điểm nóng về an ninh, chính trị…

Diễn đàn Nhân dân lần này sẽ quan tâm vấn đề gì, thưa ông?

Những chủ đề trọng tâm là phát triển bền vững, bảo trợ xã hội, quản lý tài nguyên thiên nhiên, sản xuất và sử dụng năng lượng bền vững. Trong đó có năng lượng hạt nhân, những vấn đề về biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng đến hàng triệu người dân, vấn đề hòa bình, an ninh khu vực, vấn đề hiệp định thương mại tự do…

Ông có thể nhận định gì về chất lượng các tham luận?

Các tổ chức nhân dân ở hai Châu lục tham gia Diễn đàn này rất đa dạng, phức tạp, nhiều tầng lớp, nhiều lực lượng. Về cơ bản, họ có tiếng nói tích cực, xây dựng, trách nhiệm nhưng cũng không ít lực lượng sử dụng các tổ chức nhân dân, các tổ chức phi chính phủ nói lên những tiếng nói hướng tới những vấn đề không tích cực, với thái độ cực đoan, thiếu xây dựng. Ví dụ như các chủ đề tôn giáo, nhân quyền, dân tộc; có cả những vấn đề về tư tưởng hệ… Quan điểm của các nhóm này dường như không muốn đồng hành với nhu cầu và tiến trình phát triển của cộng đồng Á – Âu, không muốn thành bộ phận tích cực của tiến trình này. Vì vậy, nó hẳn là những tiếng nói lạc lõng của diễn đàn.

Xin ông cho biết, đoàn, Việt Nam sẽ mang đến Diễn đàn những “hành trang” gì?

Như mọi lần, đoàn đại biểu Việt Nam luôn thể hiện vai trò quan trọng của tiếng nói nhân dân Việt Nam trong diễn đàn. Tham gia diễn đàn tham gia có trách nhiệm, thiện chí, tích cực và thiết thực. Chúng ta đã tham gia từ quá trình chuẩn bị, tổ chức đến hoạt động chung với mong muốn đóng góp cho sự thành công của Diễn đàn này. Đây cũng là quan điểm chung của nhân dân Việt Nam trước các vấn đề của Thế giới, của Châu lục, của các phong trào nhân dân thế giới quan tâm. Thông qua Diễn đàn này, chúng ta sẽ giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam, những quan điểm, chính sách của Việt Nam để kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới đất nước ta. Đồng thời ủng hộ thiết thực cho nước chủ nhà và các tổ chức nhân dân của nước bạn Lào anh em.
Đoàn Việt Nam tham dự Diễn đàn đông đảo nhất từ trước đến nay với gần 40 đại biểu gồm đại diện của hầu hết các tổ chức lớn của nhân dân Việt Nam như giới khoa học, phụ nữ, thanh niên, mặt trận, đại diện các tổ chức phi chính phủ…Những đại biểu này đều là những người trực tiếp sống, làm việc, hiểu biết, có trách nhiệm lớn trong chính những vấn đề mà mình tham luận như việc làm, y tế, bảo trợ xã hội, năng lượng, chính sách đối với dân tộc thiểu số, ảnh hưởng của đập thủy điện với người dân… Việt Nam sẽ có tiếng nói trong tất cả các hoạt động, hội thảo của Diễn đàn một cách tích cực và chuyên môn cao. Thông điệp của đoàn Việt Nam tới Diễn đàn sẽ là: Thế giới có những khó khăn và cần giải quyết thì hãy hướng về nhân dân, lấy phong trào đoàn kết, hòa bình và đoàn kết nhân dân là nền tảng của các giải pháp. Và các tổ chức nhân dân hãy đồng hành với chính phủ của mình để giải quyết các khó khăn đó.

Thưa ông, mục tiêu của Việt Nam tham gia Diễn đàn này là gì?

Mục tiêu của Việt Nam là đóng góp sự thành công chung cho Diễn đàn, đồng thời giới thiệu hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế, để bạn bè quốc tế chia sẽ, hiểu biết những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt. Tăng cường quan hệ với các đối tác, với bạn bè quốc tế. Nêu cao tình hữu nghị, yêu hòa bình, đoàn kết và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân hai Châu lục.
Xin cảm ơn ông!

Đăng Thái (thực hiện) 
Tiêu điểm
Tin đọc nhiều
1

Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc): Thúc đẩy hợp tác thực chất với Việt Nam từ 5 phương diện

2

Đối ngoại toàn diện kiến tạo cơ hội cho đất nước trong kỷ nguyên mới

3

Tăng cường đoàn kết là một bộ phận quan trọng trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

4

Mối lương duyên đáng quý với đất nước Brazil và Tổng thống Lula da Silva

5

Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia: Kết nối doanh nghiệp, thúc đẩy hợp tác kinh tế

Tin liên quan

Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn Xã hội Thế giới năm 2013

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam - 20 năm phát triển

Tình hình và Triển vọng” tại Hà Nội

Diễn đàn Hữu nghị Việt-Trung

Bế mạc Diễn đàn Nhân dân Á - Âu lần thứ 9

Gần 800 đại biểu từ hơn 40 quốc gia tham dự Diễn đàn nhân dân Á - Âu lần thứ 9 tại Lào

Nghiên cứu về chính sách công của CHLB Đức và châu Âu

Đội Liên hiệp vào chung kết cuộc thi “Tri thức Ngoại giao”

Hội thảo tiểu vùng Mê Kông chuẩn bị cho Diễn đàn nhân dân Á – Âu lần thứ 9

Hội thảo quốc tế “Khủng hoảng toàn cầu và chiến lược của các phong trào tiến bộ xã hội tại Đông Nam Á”

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Trụ sở: 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84.24. 3845 6303; Email: vufo.vufo@gmail.com
Bản quyền thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Top