Danh mục
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Lịch sử truyền thống
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Cơ quan Thường trực
  • Tổ chức thành viên ở Trung ương
  • Liên hiệp CTCHN tỉnh, thành phố
  • Biên giới - Biển đảo
  • Bạn bè năm châu
  • Đối ngoại và hội nhập
  • Tri thức chuyên sâu
  • Video
  • Hình ảnh
  • Liên hệ
Vufo.org.vn

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Hòa bình - hữu nghị
  • Công tác PCPNN
  • Tư liệu
    • Văn bản
    • Lịch sử truyền thống
  • Liên hệ
  • Copy link
  • Trang chủ
  • Biên giới - Biển đảo
13/09/2019, 3:00 PM

Bác bỏ nội dung sai sự thật trong báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Ký giả

(TTXVN) Người Phát ngôn cho biết Việt Nam hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, dựa trên những thông tin không chính xác, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam trong báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Ký giả.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về một số vấn đề dư luận quan tâm. Ảnh: TTXVN

Chiều 12/9, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời phóng viên về việc Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) ra báo cáo nói Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia kiểm duyệt báo chí nhiều nhất, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết:

“Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những nội dung sai sự thật, dựa trên những thông tin không chính xác, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam trong báo cáo nói trên. Tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do báo chí nói riêng được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013 và nhiều văn bản Luật liên quan. Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm quyền tự do ngôn luận trên báo chí, không gian mạng và các hình thức khác, trong đó bảo vệ người dân trước tin tức giả, tin tức không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, tin tức bịa đặt, sai sự thật, kích động hận thù…”

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cập nhật tình hình và các biện pháp đấu tranh của Việt Nam về nhóm tàu Hải Dương 8 trở lại xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc tiếp tục hành động vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển của mình được xác định phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Việt Nam cũng đã nêu quan điểm về những ảnh hưởng tiêu cực do hoạt động vi phạm của nhóm tàu Hải Dương 8 đến quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hòa bình và an ninh, ổn định ở Biển Đông cũng như khu vực.

Vì những lý do đó, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm nghiêm trọng này và rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Về phát ngôn gần đây của phía Trung Quốc liên quan đến hoạt động kinh tế của Việt Nam trên vùng biển của mình, Việt Nam khẳng định quan điểm nhất quán là mọi hoạt động kinh tế biển của Việt Nam, trong đó có hoạt động dầu khí đều được triển khai trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hoàn toàn thuộc Việt Nam, được xác định từ lãnh thổ đất liền, theo đúng quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 xác định rõ phạm vi và là cơ sở pháp lý duy nhất để các quốc gia xác định quyền hưởng các vùng biển của mình. Điều này đã được các quốc gia tuân thủ, thừa nhận bởi thực tiễn xét xử cũng như sự đồng tình rộng rãi của các luật gia có uy tín quốc tế.

Do đó, không nước nào có thể đưa ra các yêu sách về các vùng biển ở khu vực Biển Đông vượt quá những giới hạn về mặt địa lý và nội dung được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Những yêu sách bất hợp pháp, không phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, không thể là cơ sở để khẳng định rằng có tồn tại các vùng biển tranh chấp hay chồng lấn.

Các hành vi cản trở hoạt động dầu khí của Việt Nam trên vùng biển của mình như nêu trên là sự vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam cũng khẳng định lại lập trường của mình đối với vấn đề chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa"./.

TTXVN

Tiêu điểm
Tin đọc nhiều
1

Trường Sa - Điểm hẹn thiêng liêng của người Việt xa xứ

2

Vùng 4 Hải quân triển lãm loạt ảnh đẹp về người lính Trường Sa

3

Việt Nam lưu chiểu tại LHQ hải đồ và tọa độ đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

4

Trao công hàm phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với Trường Sa

Tin liên quan

Việt Nam phản đối Trung Quốc ban hành quy tắc hàng hải mới vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

Việt Nam và Campuchia giao nhận bản đồ địa hình biên giới giữa hai nước

Viện Hàn lâm Khoa học Nga: Việt Nam đóng góp lớn vào hòa bình khu vực

Các nước cần đóng góp vào việc giữ gìn hòa bình và an ninh ở Biển Đông

Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương 'cấm đánh bắt cá ở Biển Đông'

Mỹ lo ngại Trung Quốc cản trở hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam

Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm tại vùng biển Việt Nam

Yêu cầu Trung Quốc rút Tàu Hải Dương 8 ra khỏi vùng biển Việt Nam

EU ủng hộ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông

Giới chức Australia, Mỹ, Nhật Bản quan ngại về hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông

LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM

Trụ sở: 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: +84.24. 3845 6303; Email: vufo.vufo@gmail.com
Bản quyền thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Top